Sunday, September 14, 2014

Cách não đánh lừa cơ thể mà ta không biết

Cơ thể con người là một khối thống nhất của vô số các bộ phận cấu thành phức tạp. Não bộ, những giác quan và bộ phận của cơ thể hoạt động phối hợp nhằm phản ánh lại và giúp con người có phản ứng thích hợp trước tình huống ở thế giới bên ngoài.
Tuy nhiên, hệ thống này cũng không hoàn hảo. Đôi lúc, hệ thống cũng xuất hiện lỗi và khi đó, bạn sẽ có cảm giác như bị chính cơ thể mình “đánh lừa” vậy.

1. Ảo giác

Nhà nghiên cứu khoa học thần kinh nhận thức của trường ĐH Geneva, Alexandre Pouget cho biết: “Bộ não con người liên tục tạo ra các dự đoán về thế giới xung quanh và phản ánh lại cho hệ thống cảm giác. Chính vì thế mà bạn nhìn nhận, diễn giải thế giới khách quan theo dự đoán của mình”.
Ta có thể lấy một ví dụ như sau: nếu bạn đang đi bộ vòng quanh khu nhà và thấy một người tiến đến phía bạn. Bộ não sẽ ngay lập tức bắt đầu tính toán khả năng và đoán biết xem nhân thân của người đó là như thế nào.

Cách não đánh lừa cơ thể mà ta không biết

Đó là lý do mà nhiều người sẽ nghĩ người này là một người hàng xóm thay vì một người bạn ở xa. Trong hầu hết các trường hợp tương tự, bạn sẽ dự đoán đúng.
Theo Pouget, nhiều người tin, chúng ta sẽ nhìn vào một khuôn mặt để tìm ra danh tính một người nhưng trên thực tế thì bộ não đã dự đoán điều này một cách logic.

Cách não đánh lừa cơ thể mà ta không biết
Dự đoán của bộ não cũng ảnh hưởng đến con người khi ta áp dụng nó trong ảo giác quang học. Hãy chú ý vào bức ảnh trên hình.
Do độ dài và sự thu hẹp dần của những đường màu đen mà ta thường liên tưởng đến đoạn đường ray tàu. Cùng với dự đoán này, con người sẽ tự động cho rằng đường màu vàng nằm phía cuối đường dài hơn đường nằm phía trước. Nhưng sự thật là, hai đường thẳng này hoàn toàn bằng nhau.

2. Kí ức giả

Chúng ta thường nghĩ kỷ niệm là những cuốn băng thực tế ghi lại kí ức. Nhưng một số nghiên cứu lại cho rằng, mỗi lần chúng ta nhớ lại một kí ức, chúng có thể đã bị biến dạng.

Cách não đánh lừa cơ thể mà ta không biết

Oliver Hardt - nhà nghiên cứu tại Trung tâm nhận thức và hệ thần kinh thuộc trường ĐH Edinburgh cho rằng: “Khi bạn kể lại một kí ức nào, rất có thể nó đã bị biến dạng, trở nên giả dối.
Bởi lẽ bất cứ yếu tố nào của môi trường xung quanh bạn tại thời điểm kể chuyện đều có thể tác động đến tính chân thực của kí ức đó”.
Một minh chứng cho điều này là việc có vô số người đã phải vào tù oan khi bị các nhân chứng nhận diện. Kết quả kiểm chứng DNA lại chỉ ra, những người đó thực sự trong sạch.

3. Hội chứng nhạc trong tai

Neil Bauman - giám đốc trung tâm trợ giúp người khiếm thính đã ghi nhận hơn 1.500 ca bệnh mắc hội chứng “nhạc trong tai”. Người bệnh sẽ nghe thấy những bản nhạc chỉ xuất hiện trong đầu của họ mà không ai khác nghe thấy.
Ông giải thích hiện tượng này là do âm thanh từ kí ức của người bệnh theo cách nào đó đã tự phát ra trong đầu họ. Bộ não nhận được tín hiệu này và mặc định âm thanh đó là thật, được nghe thấy bởi tai.

Cách não đánh lừa cơ thể mà ta không biết

Nhiều bác sĩ tâm lý thường không nhận diện được hội chứng này. Nhiều người cười và cho rằng, bệnh nhân của họ đơn giản là có vấn đề nên viết cho họ đơn thuốc điều trị bệnh tâm thần.
Trên thực tế, bệnh nhân cần được điều trị một cách nhạy cảm hơn. Sự kỳ thị cần phải được loại bỏ thì mới có thể hiểu thêm về hội chứng lạ kỳ này.

4. Hội chứng ảo giác Charles Bonnet

Hội chứng này có thể được coi là phiên bản thị giác của hội chứng nhạc trong tai và thường xảy ra ở giai đoạn đầu của quá trình mất thị lực.
Theo đó, người bệnh sẽ thường “nhìn thấy” thứ không có, ví dụ như hình ảnh trang trại hiện lên trên bức tường hay bóng ma lượn lờ...

Cách não đánh lừa cơ thể mà ta không biết

Giống như hội chứng nhạc trong tai, hội chứng ảo giác Charles Bonnet có thể rất đáng sợ đối với nhiều người vì họ dễ dàng nghĩ rằng bản thân đang mắc bệnh tâm thần.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng hiện tượng này đơn giản chỉ là bộ não đang lấp đi chỗ trống của việc mất thị lực bằng các hình ảnh được lưu trữ trong não.

5. Cơn đau chi giả


Cách não đánh lừa cơ thể mà ta không biết

Hiện tượng này thường xảy ra ở những người bị mất đi các chi do bị tai nạn hay các bệnh nhân bị tổn thương tủy sống. Đó còn được gọi là những cơn đau “ma”. Khi đó, người bệnh thường cảm thấy đau ở những vùng tay hoặc chân mà trên thực tế đã mất đi.
Nỗi đau này trước đây từng được giả định là một vấn đề về tâm lý. Tuy nhiên các chuyên gia ngày nay lại đổ lỗi cho tủy sống và não.
Các dây thần kinh được sử dụng trước đây nhằm truyền tín hiệu từ các chi về cho não bây giờ lại gây ra những cơn đau. Các cơn đau này thường khác nhau tùy vào tình trạng từng bệnh nhân.

0 comments:

Post a Comment