Sunday, October 22, 2017

Những điều cơ bản để trờ thành "good tester"

Nếu như bạn là một tester hoặc sẽ làm việc trong lĩnh vực software testing.
Bạn mong muốn trở thành "good tester" - tester giỏi - tester tốt.
Bài viết này sẽ giúp bạn review lại những phẩm chất cần có của một tester và đưa ra những nguyên tắc, những lời khuyên trong một vài trường hợp tế nhị.

I. Những phẩm chất "good tester" cần có

  • Luôn mong muốn nâng cao chất lượng, chia nhỏ việc test
  • Có khả năng nhìn nhận dưới góc độ như một khách hàng
  • Mong muốn nâng cao chất lượng và chú ý đến từng chi tiết
  • Khéo léo giữ mối quan hệ tốt với developer
  • Khả năng giao tiếp về mặt kỹ thuật ( với devloper ) và phi kỹ thuật ( với customer, managerment )
  • Kinh nghiệm trong phát triển phần mềm là một lợi thế vì nó cung cấp một sự hiểu biết sâu hơn về quá trình phát triển phần mềm, giúp tester có thể đưa ra đánh giá dưới góc độ như một developer, và hộ trợ tốt trong việc sử dụng test tool
  • Khả năng phán đoán vùng ảnh hưởng và vùng có độ risk cao trong sản phẩm để tập trung vào test trong những trường hợp bị hạn chế thời gian test

II. Nguyên tắc cơ bản trong software testing

Ghi nhớ 10 nguyên tắc dưới đây và nắm chắc các kỹ năng testing căn bản sẽ giúp bạn trở thành một "good tester"
  1. Thưc hiện test sớm và test thường xuyên
  2. Develop và testing nên là một quá trình song song
  3. Chính thức hóa một phương thức testing, thực hiện test mọi thứ theo cùng một phương thức sẽ cho về một kết quả thống nhất
  4. Xây dựng test plan hoàn thiện, nó sẽ là cơ sở cho các phương thức testing
  5. Sử dụng cả static và dynamic testing
  6. Xác định rõ ràng mong muốn cụ thể
  7. Hiểu rõ nghiệp vụ của app sẽ giúp ích trong việc test tốt hơn
  8. Áp dụng nhiều test level và test type (regression, systems, integration, stress and load)
  9. Áp dụng thanh tra (inspections) và kiểm tra (reviews), sẽ phát hiện bug sớm và giúp giảm chi phí về bug
  10. Không để developer tự kiểm tra phần code của mình, dễ xảy ra việc bỏ xót lỗi

III. Lời khuyên trong một vài trường hợp

Ngoài các hiểu biết về kỹ thuật, kỹ năng testing, tester phải trang bị thêm một vài kỹ năng mềm, sẽ giúp ích để xây dựng mối quan hệ tốt trong team.
Dưới đây là lời khuyên bởi Dave Whalen để xử lý một vài tình huống tế nhị:
Trung thực và nhanh nhạy:
Nói cho các developer về các kế hoạch bạn định tấn công vào ứng dụng của họ.
Cởi mở và luôn lắng nghe:
Nếu dev đã nhờ bạn check giúp sản phẩm trước khi release, bạn nên đưa ra những feedback một các lịch sự. Không thực hiện log những bug đó.
Nhờ developer review các sản phẩm test:
Sau khi tạo các test design hay test case từ yêu cầu đặc tả, hãy để các devloper thấy cụ thể hướng đi của bạn và review giúp.
Sử dụng bug tracker
Nhiều tester có thói quen report mọi thứ một cách công khai. Đôi khi, điều này sẽ làm các devloper bị ảnh hưởng gây cảm giác khó chịu. Bởi vậy bạn nên log bug và tracking nó trên hệ thống để report và quản lý tốt hơn.
[Suy ngẫm: Khi một ứng dụng hầu như hoàn hoả được chuyển giao cho khách hàng, không có ai nói nó đã được kiểm thử như thế nào. Nhóm phát triển sẽ nhận được thù lao xứng đáng. Tuy nhiên, sau khi chuyển giao và phát hiện ra lỗi, mọi người sẽ tự hỏi ai đã kiểm thử nó! - Dave Whalen]
Qua [Suy ngẫm - Dave Whalen] chúng ta thấy được trong quá trình phát triển phần mềm, công việc testing là công việc hết sức quan trọng và cần thiết.
Vì vậy, mỗi tester cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản và không ngừng nâng cao.
Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn có phẩm chất phù hợp và yêu thích lĩnh vực software testing.

0 comments:

Post a Comment